Được đăng trong Education vào Thứ Tư, ngày 28 tháng 10 năm 2020
Tại Maple Bear, giáo viên thường nhận được các câu hỏi từ những phụ huynh trong tâm trạng đầy lo lắng: “Làm thế nào để nhà trường có thể bao quát hết những nội dung kiến thức mà trẻ đã bỏ lỡ?”
Đây là một câu hỏi hoàn toàn hợp lý trong khoảng thời gian đầy bất ổn này.
Chúng tôi muốn trấn an phụ huynh rằng giáo viên của chúng tôi biết cách khắc phục với lỗ hổng này và Maple Bear đã thiết kế các kế hoạch đào tạo và hỗ trợ để giáo viên có thể xử lý một cách tốt nhất sự gián đoạn trong học tập của học sinh mà đại dịch đã gây ra.
NHỮNG KẾ HOẠCH ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ THU HẸP LỖ HỔNG TRONG HỌC TẬP
Maple Bear luôn có các chiến lược để khắc phục những lỗ hổng trong học tập. Những chiến lược này được áp dụng hàng năm vào đầu năm học mới, khi đó trẻ lên lớp sau nhiều tuần nghỉ lễ.
Cũng như sự gián đoạn trong học tập sau một kỳ nghỉ hè dài, sẽ có những gián đoạn trong học tập sau khoảng thời gian dài học trực tuyến do đại dịch gây ra.
Trước khi bắt đầu năm học mới, giáo viên sẽ xem lại báo cáo kết quả học tập của năm học trước để bắt đầu lập kế hoạch cho từng học sinh.
Trong tình huống mới này, giáo viên của chúng tôi đã được đào tạo để kiểm tra bài tập học sinh làm ở nhà, đánh giá xem mỗi học sinh đang ở giai đoạn nào trong quá trình học tập và lập kế hoạch phù hợp với từng bạn. Giáo viên sẽ đánh giá học sinh về các kỹ năng và kiến thức nền tảng để dựa vào đó xây dựng những kiến thức tiếp theo. Từ thông tin này, giáo viên sẽ ưu tiên những nhu cầu của học sinh và cung cấp các hoạt động để “bồi dưỡng” cho học sinh.
CÁCH THỨC GIÁO VIÊN HỖ TRỢ HỌC SINH TRỞ LẠI VỚI VIỆC HỌC TẬP
Đầu tiên, cách thức của Maple Bear là nhận biết được tầm quan trọng của nhu cầu xã hội-tình cảm của học sinh. Đây luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, ngay cả trong thời gian “bình thường”.
“Cảm xúc là người gác cổng của động lực, nhận thức và chú ý.”
– Michael Fullan, Nhà giáo dục người Canada/Tác giả
Giáo viên của chúng tôi hiểu rằng việc thiết lập một môi trường lấy cảm giác hạnh phúc và sự thân thuộc làm trung tâm là điều cần thiết cho sự phát triển cá nhân và học tập của học sinh. Bất
chấp mọi hạn chế, học sinh sẽ cảm thấy được chào đón, an toàn và được coi trọng, việc này giúp đảm bảo rằng các em có thể học tập.
Các trường Maple Bear đã thiết kế chương trình học và sắp xếp nhân sự để hỗ trợ việc học tập trở lại của học sinh. Ví dụ: thời gian dành cho việc học âm nhạc có thể dùng để dành cho các hoạt động toán học bổ sung. Giáo viên của chúng tôi cũng sẽ tập trung vào những việc như:
• Kiểm tra kiến thức từ trước và hiện tại của học sinh bằng cách nhắc lại những khái niệm quan trọng, và bằng cách quan sát những tương tác và hành vi của học sinh (trên lớp và ở nhà).
• Thu hẹp và ưu tiên các tiết học chữ và toán, thay vì tập trung vào tất cả các môn và toàn bộ chương trình Maple Bear.
• Cô đọng chương trình học bằng cách xác định mục tiêu đầu ra quan trọng nhất và lựa chọn các hoạt động từ những mục tiêu đó để cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
• Nhận định những học sinh có nhu cầu tương tự nhau, điều này giúp cho việc dạy chữ và toán theo nhóm nhỏ đạt hiệu quả cao.
Các nhà đào tạo người Canada cũng khuyến khích giáo viên và nhân viên của trường liên hệ với phụ huynh và yêu cầu phụ huynh chia sẻ những thông tin về trải nghiệm, sở thích, thành tích, khó khăn và trạng thái cảm xúc của học sinh. Điều này sẽ giúp đưa ra kế hoạch cụ thể cho học sinh dù là ở trường hay ở nhà.
NHỮNG GIA ĐÌNH CÓ CON HỌC TRỰC TUYẾN CŨNG SẼ ĐƯỢC HỖ TRỢ
Khi đề cập đến việc học tập trực tuyến tại nhà, sự tham gia của phụ huynh sẽ là chìa khóa để đánh giá nhu cầu học tập của trẻ.
Dưới đây là một số khía cạnh mà giáo viên của chúng tôi sẽ yêu cầu sự hỗ trợ từ phía phụ huynh:
• Sắp xếp thời gian để trẻ có thể tham gia lớp học vào những thời gian cụ thể mà giáo viên đã dành ra để giảng dạy các kỹ năng cho con.
• Phụ huynh có thể được yêu cầu nộp các bài tập được học sinh thực hiện một cách độc lập để phục vụ việc “đánh giá cơ bản” nhằm thiết lập điểm khởi đầu phù hợp cho việc lập kế hoạch tương lai cho học sinh của giáo viên.
• Tham gia cùng con trong các hoạt động trực tuyến hoặc hỗ trợ con thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến những lỗ hổng cụ thể trong học chữ hoặc toán mà giáo viên đã xác định.
• Thảo luận những gì họ quan sát được với giáo viên về trạng thái cảm xúc, hành vi, động lực, sở thích, thói quen làm việc, điểm mạnh và khó khăn của học sinh.
Sau khi giúp học sinh vượt qua sự gián đoạn trong học tập, giáo viên sẽ tập trung vào việc xây dựng các kỹ năng nền tảng vững chắc bằng cách ưu tiên những nhu cầu của học sinh. Điều này có thể dẫn đến việc không phải tất cả những mục tiêu đầu ra của chương trình giảng dạy đều được đáp ứng trong giai đoạn này nhưng điều này sẽ cung cấp cho học sinh những kỹ năng vững chắc để tiếp tục với chương trình Maple Bear.
Quan trọng nhất, khi chúng ta vượt qua được giai đoạn khó khăn này, Maple Bear sẽ tiếp tục phát triển niềm đam mê học tập ở học sinh và khuyến khích sự đồng cảm cũng như kiên nhẫn ở học sinh.