fbpx
Maple Bear Global Schools Ltd.
Tinh hoa
giáo dục Canada
cho tương lai toàn cầu


Đang tải vui lòng đợi...

NỀN TẢNG

TIẾNG ANH

VƯỢT TRỘI

GIÁO DỤC

CANADA

CHẤT LƯỢNG

NĂNG LỰC

SÁNG TẠO

Ở TRẺ

Bé học trường mầm non Maple Bear ĐƯỢC GÌ?

HAM HIỂU BIẾT và SAY MÊ KHÁM PHÁ thế giới xung quanh.

TỰ TIN LÀ CHÍNH MÌNH: Bé được khuyến khích phát triển theo thế mạnh/ tiềm năng của bản thân

PHÁT TRIỂN Ý THỨC TỰ LẬP CÁ NHÂN: giáo viên khuyến khích trẻ tìm tiếng nói của riêng mình và thể hiện cái tôi của bản thân theo cách thức đặc biệt của từng trẻ

TƯ DUY PHÂN TÍCH: bé được khuyến khích suy nghĩ độc lập và hình thành hiểu biết, nhận thức của chính mình.

LINH HOẠT THÍCH NGHI: giao tiếp ứng xử nhanh nhạy, mau chóng thích nghi với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau.

TƯ DUY SÁNG TẠO: Bé luôn được khuyến khích để hình thành phản xạ đặt câu hỏi “Chuyện gì xảy ra nếu…” để tìm hiểu những gì diễn ra xung quanh bé.

KHỞI ĐẦU VƯỢT TRỘI: bé học Maple Bear được tranh bị kỹ năng và kiến thức để có khởi đầu vượt trội ở bậc tiểu học, đặc biệt là khả năng tiếng Anh.

TOÀN CẦU: hình thành nền tảng song ngữ Việt – Anh vững chắc và những văn hóa ứng xử, hiểu biết tư duy cho bé. Bé sẵn sàng trở thành CÔNG DÂN TOÀN CẦU khi lớn lên.

TẠI SAO CHỌN NỀN GIÁO DỤC CANADA

Kể từ 1970, giáo dục Canada chính thức trở thành nền giáo dục song ngữ (Anh và Pháp). Canada là nước đi đầu trong lãnh vực giáo dục với mức đầu tư 8% trên tổng GDP vào giáo dục và vào công tác duy trì chất lượng giảng dạy bằng việc sử dụng giáo viên chất lượng với các trang thiết bị hiện đại cho phòng học. Do đó, học sinh Canada trong vòng 10 năm nay đã rất thành công trong Chương trình đánh giá học sinh Quốc Tế (PISA) được thực hiện mỗi 3 năm.

Trong năm 2009, PISA xếp Canada vào hàng thứ 3 trong số các nước thành viên OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) về kỹ năng Đọc và hàng thứ 5 về Toán và Khoa học. Còn trong số các quốc giá nói tiếng Anh, Canada dẫn đầu về kỹ năng Đọc và Toán và đứng hàng thứ 2 về Khoa học

Từ năm 2012, so với các quốc gia nói tiếng Anh khác, Canada tiếp tục duy trì thứ hạng cao của mình trong cả 3 lĩnh vực trên.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Chương trình mầm non Maple Bear được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục Canada trên nền tảng vững chắc về mọi khía cạnh phát triển của trẻ trong độ tuổi mầm non: trí tuệ, sáng tạo, tình cảm, xã hội và thể chất, bé học tập hiệu quả hơn.

Chương trình đào tạo của trường được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sư phạm sau:

  1. Mỗi cá nhân trẻ đều là trung tâm – dù trong nhóm nhỏ hoặc lớp lớn

Tạo ra môi trường lành mạnh cho trẻ có cảm giác được lắng nghe và mong muốn nói lên tiếng nói của mình; cũng như luôn quan sát, khuyến khích, điều chỉnh phù hợp kịp thời giúp trẻ tăng tự tin, phát huy thế mạnh của bản thân.

  1. Truyền cảm hứng, trẻ “học mà không biết là đang học”

Giáo viên tạo sự thu hút với trẻ qua những trò chơi, bài hát hoặc hoạt động ngoại khóa. Từ đó truyền cảm hứng để trẻ luôn muốn tự tìm tòi, khám phá về mọi thứ xung quanh và sớm có cái nhìn tích cực về các hoạt động học tập.

  1. Sử dụng giáo trình và phương pháp tích hợp.

Các môn học không bị rời rạc mà chúng bổ sung cho nhau trong các chủ điểm. Bằng cách này, những khái niệm mới được giảng dạy thông qua các hoạt động đã được hoạch định sẵn cho từng nhóm nhỏ hoặc cho toàn lớp.

  1. Giáo viên quan sát từng trẻ một

Với những hoạt động diễn ra, trẻ được tạo cơ hội tự khám phá thế giới của riêng mình một cách thực tế, theo nhịp độ và khả năng của từng trẻ

  1. Khuyến khích diễn đạt suy nghĩ của bản thân & năng lực sáng tạo ở trẻ
  2. Môi trường học luôn hấp dẫn, an toàn và được tổ chức tốt.
  3. Kỹ năng toán học & ngôn ngữ

Bé đạt được kỹ năng phù hợp với độ tuổi ở từng giai đọan phát triển của trẻ.

LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC SONG NGỮ ANH – VIỆT

Từ năm 1970, giáo dục Canada chính thức trở thành nền giáo dục song ngữ. Trên kinh nghiệm đó, chương trình đào tạo của mầm non Maple Bear cho trẻ có khả năng học và suy nghĩ bằng cả hai ngôn ngữ một cách tự nhiên. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy toàn diện và linh hoạt hơn, chuẩn bị cho sự hòa nhập môi trường quốc tế trong tương lai.

Maple Bear không chỉ đơn thuần giảng dạy một ngôn ngữ thứ hai Mà đội ngũ giáo viên Maple Bear dạy cho trẻ cách học và suy nghĩ bằng cả hai ngôn ngữ.

Các trường Maple Bear trên toàn thế giới mang đến các chương trình mầm non giảng dạy theo phương pháp Immersion – phương pháp nhúng.

ĐIỂM NỘI BẬT CỦA CHƯƠNG TRÌNH MAPLE BEAR
  • Phương pháp học tiếng Anh trong môi trường “thẩm thấu” ngôn ngữ (immersion).
  • Phương pháp dạy và học theo kiểu truy vấn: Học thông qua việc đặt câu hỏi, quan sát, nghiên cứu và áp dụng.
  • Phát triển kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề.
  • Tinh thần học tập độc lập và làm việc theo nhóm.
  • Trung tâm học tập: Phương pháp học tập lấy trẻ làm trọng tâm có sự giám sát của giáo viên.
  • Đánh giá học tập thường xuyên theo định kỳ.
  • Chương trình đọc sách: tạo cho trẻ thói quen đọc sách.
  • Tập trung phát triển kỹ năng tư duy ở mức cao: tư duy thay vì thuộc lòng.
CHẤT LƯỢNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO Ở MAPLE BEAR TOÀN CẦU

Tầm nhìn của Maple Bear là kết hợp tốt nhất các hoạt động giáo dục của Canada – một hệ thống lấy trẻ làm trung tâm – để mang lại giáo dục mầm non Canada cho trẻ em trên toàn thế giới.

Để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn giáo dục cao của Maple Bear được duy trì, Maple Bear Toàn Cầu tiến hành các chuyến thăm Kiểm định Chất lượng tại mỗi trường một hoặc hai lần mỗi năm với các nhà giáo dục có trình độ cao và các quản trị viên đến từ Canada.

Các chuyến thăm này có giá trị cho các trường học giúp phát triển chuyên môn cho nhân viên, và đề xuất cho việc cải thiện và phát triển giáo viên, đưa ra những phản hồi và và đánh giá giúp nhà trường nâng cao chất lượng và phát triển.

BÉ MAPLE BEAR GIỎI CẢ HAI NGÔN NGỮ ANH – VIỆT

Phương pháp immersion – nhúng ngôn ngữ cho trẻ

Nghiên cứu cho thấy Phương pháp nhúng ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ đạt kết quả tốt hơn, nhanh chóng tiếp thu hơn và có trình độ nghe và đọc ngang bằng hoặc cao hơn học sinh Canada cùng tuổi khi học xong lớp Sáu.

Tại sao phụ huynh nên chọn phương pháp học nhúng ngôn ngữ cho trẻ

Các phụ huynh luôn muốn đưa ra những lựa chọn trường mầm non song ngữ giáo dục tốt nhất cho trẻ, và nhiều phụ huynh mong muốn trẻ có được lợi thế về song ngữ. Khả năng hiểu và nói được nhiều hơn một ngôn ngữ không phải là lợi ích duy nhất của phương pháp immersion – nhúng ngôn ngữ. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ trong độ tuổi mầm non học theo phương pháp này có thể đạt được nhiều lợi ích khác nữa về mặt tư duy, học thuật, và lợi thế về nghề nghiệp. Hiểu được vần đề đó trường mầm non song ngữ đưa ra phương pháp immersion.

Theo phương pháp dạy ngôn ngữ thứ hai truyền thống, ngôn ngữ là đối tượng tập trung cần nhắm đến; còn trong phương pháp Immersion – nhúng ngôn ngữ, đối tượng tập trung không phải là ở ngôn ngữ nữa mà là ở nội dung mà ngôn ngữ đó truyền tải, hay nói cách khác, ngôn ngữ chỉ là công cụ để giao tiếp và giảng dạy nội dung. Cách giao tiếp thực như thế sẽ giúp người học tiếp cận ngôn ngữ thứ hai tương tự như cách mà họ tiếp cận tiếng mẹ đẻ.

Với phương pháp nhúng ngôn ngữ - trẻ có hiểu giáo viên nói gì không?

Vào thời gian đầu, tại trường mầm non song ngữ Canada Maple Bear, các giáo viên nhận thấy rằng trẻ trong độ tuổi mầm non sẽ không thể hiểu hết tất cả mọi thứ giáo viên nói. Do đó, giáo viên sẽ sử dụng ngôn ngữ hình thể, giác quan, các biểu tả khuôn mặt được cường điệu hóa và tông giọng diễn cảm để diễn đạt các ý niệm. Để thu hút sự chú ý của bé vào việc sử dụng ngôn ngữ, giáo viên thường sử dụng nhạc, các cụm từ hữu dụng, các bài thơ vần và lên giáo án cẩn thận hằng ngày với lịch hoạt động cố định, quen thuộc.

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai của trẻ em phát triển theo một quy trình. Đầu tiên, có một khoảng thời gian mà các bé tiếp tục sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trong các tình huống của ngôn ngữ thứ hai. Sau đó , hầu hết trẻ em bước vào giai đoạn không lời hay “im lặng” . Cuối cùng , các em bắt đầu sử dụng các cụm như “ghép từ” và “cụm từ” trong ngôn ngữ thứ hai . Cuối cùng, trẻ em bắt đầu nói theo từng câu của ngôn ngữ thứ hai.

Trẻ có song ngữ như thế nào?

Phương pháp học nhúng ngôn ngữ tại trường mầm non song ngữ nhìn chung đã tạo ra kết quả tốt hơn trong việc  sử dụng thuần thục ngôn ngữ thứ hai so với phương pháp học truyền thống.

Sự tiếp cận ngôn ngữ với cường độ cao là điều rất quan trọng vì nó giúp người học nhanh chóng đạt được trình độ cần thiết để có thể học thêm những môn học khác bằng một ngôn ngữ mới.

Khi kết thúc chương trình học cấp 1, người học đạt được trình độ nghe và đọc tương đương trình độ của người bản xứ. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch về trình độ nói và viết. Những học sinh tốt nghiệp cấp ba theo phương pháp học nhúng ngôn ngữ có thể tiếp tục chương trình học cao hơn bằng ngôn ngữ thứ hai.

Trên thực tế, tại Canada, có nhiều học sinh tốt nghiệp cấp ba đã đạt được trình độ ngôn ngữ thứ hai trung cấp hoặc cao cấp dựa theo các bài kiểm tra của hệ thống giáo dục công tại Canada.

Trẻ có thể học môn toán và khoa học bằng ngôn ngữ thứ hai không?

Theo đánh giá của các nghiên cứu, trong môn toán và khoa học, người học theo phương pháp học nhúng ngôn ngữ đạt được kết quả ngang bằng hoặc cao hơn người học chương trình Anh ngữ thông thường.

Các bài kiểm tra tại ba vùng(*) của Canada cho thấy rằng ở các lớp 6, 8, và 10 thì người học theo phương pháp nhúng ngôn ngữ có trình độ ngang bằng hoặc cao hơn rất nhiều so với người học theo chương trình bình thường. (Theo Bournot-Trites & Tellowitz, 2002; British Columbia Ministry of Education, 2000; Dube & MacFarlane, 1999; New Brunswick Department of Education, 2000; Turnbull, Hart & Lapkin, 2000)

(*) Những vùng khác của Canada của vẫn tổ chức thực hiện các bài kiểm tra theo vùng nhưng họ không chia ra kết quả giữa người học theo phương pháp nhúng ngôn ngữ và phương pháp thông thường.

Những lợi ích về mặt nhận thức của song ngữ là gì?

Suy nghĩ linh hoạt:

Những người có khả năng song ngữ có thể phân tích kiến thức ngôn ngữ tốt hơn. Họ biết rằng có ít nhất hai cách để diễn đạt cùng một vấn đề và họ hiểu được mối quan hệ giữa từ và nghĩa của từ.

Họ có khả năng tập trung tốt hơn vào nghĩa của từ và chỉ lưu ý những điểm thích hợp nếu có thông tin khác gây xao lãng (khả năng nhận thức ngôn ngữ cao). Những người có khả năng song ngữ thể hiện suy nghĩ linh hoạt hơn và có thể thực hiện các công việc đòi hỏi sử dụng trí óc tốt hơn. Họ sáng tạo trong việc sử dụng ngôn từ, thể hiện sự thông minh nhanh nhạy trong cử chỉ và có thể trả lời những câu hỏi mở một cách thoải mái hơn những người chỉ có đơn ngữ.

Nhạy cảm hơn với những người xung quanh:

Nhận thức, tiếp thu và thấu hiểu ngôn ngữ tốt hơn. Người có hai ngôn ngữ phát triển tốt sẽ nhạy bén hơn trong giao tiếp.

Nhiều bằng chứng cho thấy họ có khả năng hiểu rõ hơn nhu cầu của người khác và đưa ra phản ứng thích hợp. Khi tiếp cận với những khác biệt về văn hóa, họ tôn trọng những khác biệt giữa con người và các nền văn hóa của họ, và có khả năng giao tiếp với những nhóm người đa dạng.

Những lợi ích về mặt cơ hội nghề nghiệp của phương pháp học nhúng ngôn ngữ là gì?

Những người có khả năng song ngữ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp rộng mở hơn, trong và ngoài nước. Hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ – như các công ty hàng không, xuất nhập khẩu và các công ty quốc tế khác yêu cầu nhân viên phải có kỹ năng dùng ngôn ngữ thứ hai cũng như hiểu biết về văn hóa.

Phụ huynh có thể giúp trẻ như thế nào nếu không biết được ngôn ngữ thứ hai

Giáo viên trường mầm non song ngữ Canada Maple Bear sử dụng phương pháp Immersion – nhúng ngôn ngữ hiểu rằng hầu hết các phụ huynh không biết ngôn ngữ thứ hai (tiếng Anh).

Thực tế là các chương trình học theo phương pháp này được phát triển riêng cho trẻ có bố mẹ là những người chỉ có đơn ngữ. Phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ học ngôn ngữ thứ hai một cách tích cực và bền bỉ bằng cách động viên tinh thần cho trẻ.

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ có bố mẹ với thái độ tích cực dành cho ngôn ngữ đối tượng sẽ học tốt hơn trong chương trình học sử dụng phương pháp nhúng ngôn ngữ. Cần lưu ý rằng hầu hết các kỹ năng đã được phát triển trong ngôn ngữ thứ nhất sẽ được vận dụng lại cho ngôn ngữ thứ hai.

Đọc sách cho trẻ bằng tiếng Anh, khuyến khích trẻ viết bằng tiếng Anh, và giới thiệu cho trẻ các trò chơi chữ bằng tiếng Anh như ô chữ, tìm từ, sắp xếp và giải mã từ.

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ dùng ngôn ngữ đối tượng ngoài lớp học: mượn hay mua thêm sách và videos, xem TV bằng ngôn ngữ thứ hai với trẻ, và cho trẻ tiếp cận với các sự kiện và hoạt động có dùng ngôn ngữ thứ hai như kịch, các khóa học và các hoạt động thể thao.